Nếu một CLB bóng đá nam cần chi khoảng 60 tỷ trong một năm thì đối với một CLB bóng đá nữ, con số này chỉ là 3 tỷ, bằng tiền lót tay của một nam cầu thủ.
Bài viết này thuộc danh mục:✅ Bóng đá Việt Nam, được chúng tôi tổng hợp từ báo Tổ Quốc, nguồn bài: http://toquoc.vn/nuoi-clb-bong-da-nu-mot-nam-chi-can-bang-so-tien-lot-tay-cua-cau-thu-nam-la-qua-sung-suong-roi--20191109160035546.htm
Sự việc các cầu thủ bóng đá nữ Thái Nguyên phải bỏ nghề đi làm công nhân đã khiến giới chuyên gia, người hâm mộ và ngay cả báo giới, các nhà tài trợ phải nhìn lại. Không chỉ CLB bóng đá nữ Thái Nguyên, ngay cả CLB Sơn La cũng đang mấp mé trên bờ vực phải giải tán khi vấp phải vô vàn khó khăn về kinh tế.
Bóng đá nữ đã khó khăn từ trước đến nay rồi !
Chia sẻ với phóng viên sau sự việc này, HLV trưởng ĐT nữ Việt Nam Mai Đức Chung giãi bày: "Bóng đá nữ trước giờ vẫn khó khăn như vậy. Trước là CLB Hà Nội, sau đó rồi đến Thái Nguyên và tiếp có thể là Sơn La. Cuộc sống của cầu thủ nữ bấp bênh lắm. Lương hàng tháng rất ít chỉ 1,3 triệu/người chưa kể ăn uống. Với người bình thường thôi khoảng 3 triệu đã là ít rồi. Con số 1,3 triệu thì chỉ tiêu pha ăn sáng thôi chứ để giúp gia đình là không thể dược. Đó là khó khăn của bóng đá nữ".
Theo HLV Mai Đức Chung, vốn bóng đá nữ đã rất ít người tham gia bởi nhiều vấn đề. Ngoài vấn đề về kinh tế, việc phải tập luyện hàng ngày không che chắn dưới trời nắng khiến da đen đi hay như ở các địa phương như Thái Nguyễn các nhà máy không phát triển dẫn đến không có nhà tài trợ cũng là những vấn đề khiến bóng đá nữ gặp nhiều trở ngại.
Trong khi đó, cả Sơn La và Thái Nguyên đều là hai địa phương được đánh giá là rất có tiềm năng khai thác các cầu thủ trẻ. Bởi nhiều cầu thủ ở đây sở hữu sức khỏe tốt. Hơn nữa, các cầu thủ đều có đam mê chơi bóng từ bé nếu biết cách phát triển đúng hướng sẽ là nguồn lực dồi dào cho ĐT bóng đá nữ Việt Nam.
"Hiện nay, có một số đội đã có hiện tượng phải giải tán nếu không còn đủ lực. Thực tế, bóng đá nữ hiện tại chỉ có 6 đội, trong đó riêng TP. HCM đã có 2 đội rồi. Người ta nói CLB mạnh thì đội tuyển mới mạnh mà chúng ta lèo tèo chỉ có 5,6 đội thế thì khó mạnh được"- vị thuyền trưởng ĐT nữ Việt Nam chia sẻ.
Từ trước đến nay, toàn bộ kinh phí hoạt động trong năm của các CLB nữ đều do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch của địa phương cấp. Một số ít may mắn hơn được hỗ trợ từ các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với các CLB chỉ nhận được hỗ trợ từ ngân sách thì hoàn toàn là không đủ. Để hỗ trợ cho một CLB có đủ chi phí hoạt động tối thiểu trong một năm cần phải có sự kết hợp giữa nhà nước và tư nhân.
"Cụ thể đã chứng minh như thế. Niềm đam mê bóng đá của những ông bầu như bầu Hiển, trải qua nhiều khó khăn đến hiện tại đã đạt được thành quả. CLB Hà Nội FC là một ví dụ, họ phát triển được các lớp kế cận và đưa trình độ của những lớp này ngang bằng nhau. Chính CLB phát triển mới tạo điều kiện được cho HLV có sự lựa chọn và có được tầm nhìn rộng hơn"- HLV Mai Đức Chung nói.
Tiền hoạt động sung túc chỉ bằng con số lót tay của cầu thủ nam
"Ví dụ, ở thời điểm hiện tại CLB Than Khoáng sản đang phải duy trì, còn CLB HN trước đây có 2 đội xong phải cắt bớt vì không đủ kinh phí. Rồi CLB TP. HCM có kinh tế mạnh hơn nên có được 2 đội mà thi đấu. Thái Nguyên đã có biểu hiện chập chờn chuẩn bị giải tán, Sơn La cũng như vậy. CLB Hà Nam thì thăng trầm lên xuống. Rất khó cho bóng đá nữ của chúng tôi"- HLV Mai Đức Chung chua xót nói.
Thực tế, kinh phó để duy trì cho một CLB bóng đá nam ở V-League vào khoảng 60 tỷ/năm. Nhưng đối với bóng đá nữ thì còn số này chỉ cần khoảng 3 tỷ tức là bằng 1/20 và bằng số tiền lót tay cho một cầu thủ bóng đá nam là đủ chi tiêu trong cả một năm.
"Trung bình một đội bóng nữ chỉ khoảng 3 tỷ thôi là đá cả mùa được rồi và thêm 1 tỷ nữa của nhà nước. Lương cầu thủ nữ cũng chỉ cần khoảng 3-5 triệu là họ có thể tập trung thi đấu được rồi. Còn con số 20 tỷ/năm là trong mơ"- nhà cầm quân người Hà Nội nói.
Do vậy, sự đầu tư của những doanh nghiệp hay những ông bầu là điều rất cần thiết, có thể giúp bóng đá nữ phát triển hơn, đặc biệt là công tác đào tạo trẻ.
"Số lượng đội thi đấu ít hơn sẽ gây ảnh hưởng. Trước đây, đã có trường hợp CLB Hà Nam bổ sung lực lượng cho các CLB không đủ người. Đây là một điều lợi các cháu được thi đấu, mở mang, cọ xát nhưng đấy là không đủ"- HLV Mai Đức Chung cho biết.
Dù vậy, theo HLV Mai Đức Chung cần phải kiểm soát từ khâu đào tạo trẻ, huấn luyện kĩ năng từ nhỏ: "Nói thật là hiện tại tôi rất vất vả. Trong các buổi tập vẫn phải nói khô cả cổ vì kĩ năng của cầu thủ không tốt giữ bóng bật ra, đi bóng không biết tì đè, cài… Ngay từ đầu, tuyển chọn, huấn luyện làm bài bản thì sẽ vững chắc hơn chứ coi thường lớp đầu tiên rất nguy hiểm"./.
Tìm kiếm:✨
- Lót tay, Bóng đá nữ, Mai Đức Chung, Bóng đá nam, Sung sướng, Bầu Hiển, ĐT nữ Việt Nam, HCM, Ông bầu, Giải tán, Thái Nguyên, CLB Hà Nội FC, Mấp mé, Đào tạo trẻ, Lèo tèo, Thái Nguyễn, Tiêu pha, Sơn La, Thể thao và Du lịch, Cắt bớt